Thôn Kim Trúc huyện Đô An có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ba mặt bao bọc bởi núi, phần lớn người dân trong thôn đi xa làm thuê hơn nữa nhiều người làm việc trong ngành xây dựng. Nhưng vì trình độ văn hóa thấp, kỹ thuật chuyên môn lạc hậu, làm các công việc linh tinh ở công trường, lương thấp hơn nữa công việc lại không ổn định. Ngày 15 tháng 8 năm 2021, Đoàn thực tiễn xã hội mùa hè “Lớp học làm thuê – người thực tiễn làm người thợ xây dựng để nông thôn phồn thịnh” do Học viện Kỹ thuật Nghề Xây dựng Quảng Tây tổ chức đã đến thôn Kim Trúc huyện Đô An thành phố Hà Trì triển khai hoạt động thực tiễn xã hội. Năm này là năm thứ sáu “Lớp học làm thuê” đưa bài giảng về nông thôn, quá trình 6 năm kiên trì đưa bài giảng xuống nông thôn, đã có đóng góp cho công cuộc nông thôn phồn thịnh.
1. Củng cố xóa đói giảm nghèo thông qua kỹ thuật, giúp nông thôn phồn thịnh, phòng tránh tái nghèo
Theo điều tra nghiên cứu ở thời kỳ đầu, Đoàn thực tiễn nhận thấy rằng gần 80% người dân thôn Kim Trúc huyện Đô An làm việc liên quan đến Ngành xây dựng ở bên ngoài. Nhưng người làm ở những vị trí cần có chứng chỉ hành nghề lại ít, làm việc vặt linh tinh thì nhiều, thu nhập cũng không ổn định. Được sự hỗ trợ đắc lực của Học viện, Đoàn thực tiễn phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH cho thuê Đại Đô xây dựng Quảng Tây cùng triển khai hoạt động đưa bài giảng về thợ điện chuyên xây dựng xuống nông thôn kỳ thứ nhất. Hoạt động đưa bài giảng về nông thôn của “Lớp học làm thuê” lần này có tổng cộng 30 người dân thôn nghèo tham gia Lớp tập huấn thợ điện xây dựng. Tổng số có 16 giáo viên sinh viên tham gia hoạt động giảng dạy. Lớp tập huấn thợ điện xây dựng lần này giúp cho các người dân trong thôn học được kiến thức lý thuyết và thành thạo thao tác thực hành, đương nhiên hướng dẫn cấp cứu an toàn cũng là điều không thể thiếu, “Lớp học làm thuê” luôn luôn đặt an toàn tính mạng lên hàng đầu, để các người dân trong thôn có kỹ năng tự bảo vệ mình và người khác trong cuộc sống và công việc sau này. Thông qua Lớp tập huấn thợ điện xây dựng của “Lớp học làm thuê”, tổng cộng có 30 người dân trong thôn đã vượt qua kỳ thi và lấy được chứng chỉ thợ điện chuyên xây dựng do Sở xây dựng nhà ở Thành thị Nông thôn Quảng Tây cấp phát, toàn bộ học viên nhận được chứng chỉ, do Đoàn thực tiễn giới thiệu đến làm việc tại công trình xây dựng địa phương hoặc làm việc ở Công ty TNHH cho thuê Đại Đô xây dựng Quảng Tây, thực hiện được có việc làm và thu nhập ổn định, củng cố có hiệu quả thành quả công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp thực hiện nông thôn phồn thịnh.
Đồng thời, Đoàn thực tiễn Lớp học làm thuê cũng đã tiến hành thăm hỏi và quan tâm đối với các học viên của chúng tôi. Viên Phẩm Tráng, người dân thôn Kim Trúc thị trấn Cao Lãnh huyện Đô An, gia đình có 6 người, 3 đứa con đang đi học, năm 2015 anh làm hồ sơ xin đăng ký hộ nghèo. Năm 2019, đã tham gia Lớp tập huấn “Lớp học làm thuê”, và lấy được chứng chỉ thợ sửa điện do Sở An sinh xã hội cấp, và cuối cùng được “Lớp học làm thuê” giới thiệu vào làm việc tại một trạm biến áp tại địa phương, thu nhập hàng tháng 3000-4000 nhân dân tệ, điều kiện sinh hoạt cũng được cải thiện nhất định và thoát nghèo thành công trong năm đó. Năm 2021, Lớp học làm thuê đến thôn của anh ấy. Anh ấy lại tham gia Lớp học làm thuê, học dự án thợ điện chuyên về xây dựng. Người thân và bạn bè của anh ấy biết được đều rất vui mừng cho anh ấy. Họ bày tỏ hy vọng rằng Viên Phẩm Tráng sẽ tích cực, chăm chỉ tham gia Lớp tập huấn này và khi nhận được chứng chỉ, như vậy họ sẽ có thể cùng làm việc, nếu sau khi anh ấy thi lấy chứng chỉ thành công, “Lớp học làm thuê” có thể giới thiệu anh ấy làm việc tại “Công ty TNHH cho thuê Đại Đô”, “Công ty TNHH cho thuê Đại Đô” cũng nói rõ rằng, sau khi vượt qua kỳ thi là có thể đến công ty làm việc. Hiện nay “Lớp học làm thuê” sáu năm cuối năm còn có tập huấn thợ tháo lắp, thợ hàn, anh ấy có ý nguyện muốn tham gia tập huấn nửa năm cuối cùng vợ, nếu hai người họ cùng thành công lấy được chứng chỉ, vậy thì thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng họ ở mức 12000 nhân dân tệ, như vậy giảm bớt được gánh nặng kinh tế gia đình rất nhiều.
Ngày nay, Viên Phẩm Tráng sau khi tập huấn Lớp học làm thuê, thi đỗ lấy được chứng chỉ, cuối cùngc đã ó công việc, thu nhập ổn định, môi trường sống của họ ngày càng được cải thiện. Chúng tôi tin rằng, với sự nỗ lực không ngừng của bản thân anh ấy, cuộc sống sau này nhất định sẽ ngày càng hạnh phúc. Anh cho biết bản thân đã có kỹ thuật, cũng đã có năng lực, sẽ không đi khỏi quê hương, mà ở lại xây dựng quê hương, đóng góp sức mình vào sự phồn vinh nông thôn.
2. “Chào mừng 100 năm thành lập Đảng, Văn hóa màu đỏ truyền đời đời” tuyên truyền giảng giải 100 năm lịch sử Đảng cho những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau
Đoàn thực tiễn đã triển khai lớp học với chủ đề “Màu đỏ tôn vinh Trung Hoa, tinh thần truyền đời đời” cho các trẻ em bị bỏ rơi lại phía sau của trường tiểu học Kim Trúc, để giao lưu thân thiện hơn với các trẻ em bị bỏ rơi lại phía sau, suốt quá trình giảng bài đều sử dụng tiếng Phổ thông hoa. Tại lớp học, các thành viên trong Đoàn thực tiễn đã giảng giải nghi thức chào cờ cho các trẻ em bị bỏ rơi lại phía sau, giúp các em nhận thức được rằng nghi thức Lễ chào cờ là một buổi lễ rất nghiêm túc và trang nghiêm, lợi ích của Tổ quốc cao hơn tất cả và bồi dưỡng lòng yêu nước của các trẻ em bị bỏ rơi lại phía sau. Các thành viên của Đoàn thực tiễn đã sử dụng câu chuyện anh hùng “Đổng Tại Thụy phá hủy Lô cốt” và xem những đoạn video ngắn về “Đổng Tại Thụy phá hủy Lô cốt” để tăng cường kiến thức về 100 năm lịch sử Đảng cho các trẻ em bị bỏ lại phía sau, để chúng học hỏi phẩm chất “dũng cảm gánh vác trách nhiệm” của Đổng Tại Thụy. Dũng cảm gánh vác trách nhiệm chính là vì lợi ích của Đảng và quần chúng, không tính toán thiệt hơn, không né tránh nguy hiểm cá nhân, nhất là khi đứng trước những thách thức lớn lao, giống như liệt sĩ Đổng Tồn Thụy tự giác gánh vác trách nhiệm và sứ mệnh đối với Đảng, đối với đất nước, đối với sự nghiệp, hiên ngang đi ra dũng cảm kiên cường, thể hiện giá trị bằng những hành động thiết thực. Để nâng cao nhận thức về Đảng và khơi dậy lòng yêu mến Đảng đối với trẻ em bị bỏ lại phía sau, cùng với các em vẽ một bức tranh cực lớn với chủ đề yêu Đảng, trong quá trình vẽ bức tranh cực lớn Yêu Đảng này, đã dùng những hành động nhỏ bé để mang lại cho những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau sự bình đẳng, thân thiện, quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng. Giúp cho các trẻ em bị bỏ rơi lại phía sau luôn giữ được tâm trạng tích cực lạc quan, ổn định, vui vẻ, để các em có sự yêu thương, động viên giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tác động phát triển thể chất và tinh thần lành mạnh cho các em.
III. Tìm kiếm điển hình trong thực tiễn, và phát hiện người tiên phong khác trong những người bình thường
Đoàn thực tiễn đã tiến hành phỏng vấn và đưa tin về Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Trúc, đồng thời đăng những câu chuyện cảm động của ông trên các nền tảng như Mạng thanh niên Trung Quốc, Weibo. Năm 1987, Hiệu trưởng Đàm vừa tốt nghiệp đại học, liền trở về quê hương, ông dạy học 3 năm tại trường tiểu học Ngũ Đồng thị trấn Cao Lãnh, tháng 9 năm 1990, ông chuyển đến dậy học ở trường tiểu học Kim Trúc thôn Kim Trúc, thời gian trôi qua đã được 31 năm. Năm 2005 khi số học sinh Trường tiểu học Kim Trúc đông nhất, là có hơn 200 học sinh; Sau đó, do nhiều nguyên nhân như phụ huynh đưa con cái ra ngoài làm thuê, di dời, thuê nhà ở bên ngoài, nâng cao chất lượng học, số lượng học sinh luôn giảm đi đến mức bây giờ chỉ còn 20 học sinh. Tuy nhiên, trong 30 năm qua, ông vẫn không quên nguyện ước ban đầu, kiên quyết bám trụ tại trường tiểu học Kim Trúc. Những việc làm của ông khiến mỗi thành viên trong Đoàn thực tiễn đều cảm thấy khâm phục, trở thành tấm gương yêu nghề kính nghiệp, dám nghĩ dám làm cho chúng ta noi theo, để chúng ta quyết chí trở thành thanh niên chủ nghĩa xã hội tốt có ích cho xã hội.
- 还没有人评论,欢迎说说您的想法!